Để dàn PC được hoạt động năng suất và hiệu quả thì việc lựa chọn những linh kiện phù hợp không chỉ dừng lại ở hiệu năng mà nó còn phụ thuộc vào khả năng tản nhiệt hiệu quả. Trong số đó, có hai loại tản nhiệt phổ biến nhất hiện nay là tản nhiệt nước và tản nhiệt khí. Liệu bạn đã hiểu rõ về cơ chế hoạt động, ưu nhược điểm của hai loại tản nhiệt PC này? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Khái niệm về tản nhiệt khí và tản nhiệt nước
Tản nhiệt khí là gì?
Tản nhiệt khí là một thiết bị quan trọng trong hệ thống làm mát PC, giúp kiểm soát và làm giảm nhiệt độ của các linh kiện điện tử, nhất là CPU (Central Processing Unit).
Quạt tản nhiệt khí bao gồm một khối kim loại (nhôm hoặc đồng) với các lá tản nhiệt và một hoặc nhiều quạt làm mát. Khối kim loại này có khả năng dẫn nhiệt rất tốt, chúng có thể hấp thụ nhanh chóng nhiệt độ từ CPU. Lúc này, nhiệt độ sẽ được truyền đến các lá nhiệt và quạt sẽ có chức năng thổi không khí qua để làm mát chúng.
Quạt tản nhiệt khí hoạt động dựa trên nguyên lý đối lưu tự nhiên và ép buộc - Nơi khí nóng từ CPU sẽ được thay thế bằng không khí mát hơn từ môi trường quang quanh. Điều này nhằm giúp cho CPU luôn ở nhiệt độ cân bằng và an toàn nhằm gia tăng hiệu suất làm việc của hệ thống. Ở thời điểm hiện tại thì tản nhiệt khí đang là sự lựa chọn phổ biến nhất chi phí thấp, dễ lắp đặt và sửa chữa cũng như cho khả năng tương thích rộng rãi với nhiều loại hệ thống máy tính. Tuy nhiên, khả năng làm mát của tản nhiệt khí lại bị giới hạn trong những không gian chật hẹp, nơi không khí khó lưu thông.
Tản nhiệt nước là gì?
Tản nhiệt nước hay còn được gọi là hệ thống làm mát bằng chất lỏng - Phương pháp làm mát hiệu quả cho linh kiện máy tính bàn PC, đặc biệt là CPU và GPU. Hệ thống này hoạt động trên nguyên tắc truyền nhiệt từ linh kiện cần làm mát sang chất lỏng làm mát, sau đó chất lỏng này sẽ được bơm đi qua dàn tản nhiệt để giảm nhiệt độ trước khi quay trở lại làm mát linh kiện.
So với tản nhiệt nhiệt khí thì tản nhiệt nước có khả năng làm mát vượt trội, đồng thời còn cho khả năng tùy chỉnh và nâng cấp linh hoạt. Hệ thống này cũng hoạt động với độ ồn thấp, từ đó giúp môi trường làm việc yên tĩnh hơn. Bên cạnh đó, tản nhiệt nước còn cho tính thẩm mỹ cao với thiết kế đẹp mắt cùng khả năng tùy chỉnh đèn LED linh hoạt.
Ưu nhược điểm của tản nhiệt nước và tản nhiệt khí
Tản nhiệt khí
Ưu điểm
-
Tản nhiệt khí là giải pháp làm mát hiệu quả cho hầu hết các hệ thống máy tính với cấu hình trung bình.
-
Nhờ thiết kế cánh quạt và tấm tản nhiệt tối ưu, tản nhiệt khí giúp giữ cho CPU luôn ở mức nhiệt độ an toàn, ngay cả khi máy tính đang chạy các ứng dụng nặng.
-
Giá thành rẻ.
-
Tản nhiệt khí dễ dàng lắp đặt và không đòi hỏi bảo dưỡng đặc biệt.
-
Tản nhiệt khí không yêu cầu nguồn điện riêng biệt và không chứa chất lỏng giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống và giảm thiểu được nguy cơ rò rỉ, hỏng hóc.
Nhược điểm
-
Những bộ tản nhiệt khí cho hiệu suất cao thì thường có kích thước khá là to, đôi khi gây khó khăn trong việc lắp đặt và chỉ phù hợp với một số case kích thước lớn.
-
Tản nhiệt khí có hệ thống quạt khá là ồn, nhất là khi hoạt động ở công suất cao.
-
So với tản nhiệt nước, tản nhiệt khí thường có hiệu suất thấp hơn và không phải là sự lựa chọn lý tưởng dành cho hệ thống máy tính có cấu hình cao hoặc cho việc ép xung.
-
Tản nhiệt nước là gì?
Ưu điểm
-
Tản nhiệt nước cho khả năng làm mát vượt trội hơn hẳn so với tản nhiệt khí, đặc biệt là ở những tình huống đòi hỏi hiệu suất làm việc cao và ổn định.
-
Hệ thống tản nhiệt nước cho khả năng phân phối nhiệt độ đều khắp các thành phần linh kiện điện tử trong hệ thống PC, từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và kéo dài tuổi thọ linh kiện.
-
Tản nhiệt nước có tính năng tùy chỉnh và thiết kế linh hoạt
-
Tản nhiệt góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho bộ PC với những đường ống chứa chất lỏng và hiệu ứng ánh sáng đèn LED độc đáo.
Nhược điểm
-
Chi phí khá đắt đỏ nhưng đổi lại, bạn sẽ có hệ thống tản nhiệt chất lượng cho máy.
-
Việc lắp đặt và bảo dưỡng phức tạp hơn so với tản nhiệt khí, yêu cầu người dùng phải có kiến thức nhất định.
-
Mặc dù hiếm gặp nhưng tản nhiệt nước vẫn có thể có nguy cợ bị rò rỉ chất lỏng. Nếu không được phát hiện kịp thời, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống máy tính.
-
Nên lắp tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí cho PC
Để tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Nên lắp tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí cho PC?”, trước hết chúng ta cần xem xét đến các yếu tố như không gian lắp đặt, ngân sách, yêu cầu về hiệu suất làm mát và tính thẩm mỹ cá nhân.
-
Nếu bạn có ngân sách “hơi eo hẹp” và không yêu cầu quá cao về hiệu suất làm mát cho PC của mình thì tản nhiệt khí sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bản. Bởi tản nhiệt khí có giá thành rẻ, dễ tiếp cận hơn, lắp đặt và bảo dưỡng cũng vô cùng dễ dàng. Đồng thời, cung cấp hiệu suất làm mát đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường.
-
Nếu bạn là một game thủ hay người dùng chuyên nghiệp yêu cầu cao về hiệu suất làm mát cho PC, muốn PC chạy ổn định ngay cả khi được ép xung thì tản nhiệt nước là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Tản nhiệt nước cho khả năng làm mát vượt trội, hoạt động êm ái và có khả năng tùy chọn cao, giúp kiểm soát nhiệt độ CPU một cách chính xác.
Có thể thấy, việc lựa chọn tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí phù hợp cho PC của bạn không chỉ phụ thuộc vào “túi tiền” bạn đang có mà nó còn phụ thuộc và nhu cầu sử dụng, sự thoải mái cho người dùng, việc lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống. Tản nhiệt khí mang lại sự đơn giản, ổn định với giá cả phải chăng, trong khi tản nhiệt nước lại nổi bật với khả năng làm mát vượt trội cùng thiết kế tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao!
Các mẫu tản nhiệt cho PC
** Vui lòng để lại thông tin ngay bên dưới để được tư vấn chi tiết về các mẫu tản nhiệt PC chất lượng nhé! **